Thiet ke web

Hãy làm từ thiện cho những người CÓ Ý CHÍ, có khát vọng thay đổi!

Xoay quanh câu hỏi "Làm từ thiện làm gì?", "Người ta làm từ thiện vì ai?", tôi đồng ý với quan điểm của TS. Đặng Hoàng Giang về cách làm từ thiện. Tôi tin rằng từ thiện bằng tiền và gạo chỉ là tình thế, trợ giúp về giáo dục mới là cách gốc rễ nhất để chính họ thay đổi, rồi tự họ vượt qua đói nghèo.

Trên Youtube có một cái clip "Muốn giúp người khác? Im miệng lại mà lắng nghe!" của Ernesto Sirolli trong hội thảo TED rất hay. Clip chỉ dài 17 phút, ai làm từ thiện và quan tâm tới từ thiện nên xem hết. (TED là 1 diễn đàn nổi tiếng trên thế giới, nơi hội tụ những ý kiến, những quan điểm tự do của mỗi cá nhân được trình bày bởi các diễn giả uy tín, trong đó Ernesto Sirolli - Một trong những thành viên trụ cột của dự án phi lợi nhuận ở nước Ý được thực hiện tại Châu Phi).

"Muốn giúp người khác quả thật không dễ! Người Ý, người Anh, người Mỹ, người Pháp đã viện trợ cho Châu Phi 2 ngàn tỷ Mỹ Kim suốt 50 năm qua. Nhưng có thể là đang làm hại họ.

Nguyên tắc đầu tiên của viện trợ là tôn trọng.

Trên tất cả, ở mọi nền kinh tế, nếu người khác không cần giúp đỡ, hãy để mặc họ yên".

Ông Ernesto Sirolli đã chia sẻ như thế trong phần diễn thuyết của mình. Cách của ông là ngồi với người bản địa, không ở văn phòng, không trong các cuộc họp cộng đồng, mà ở quán cà phê, quán rượu. Tìm những người có khát vọng đổi đời, và giúp họ. Và họ sẽ kéo những người xung quanh đi theo. Họ biết cách hơn chúng ta.


"Bạn có thể cho ai đó 1 ý tưởng, nhưng nếu họ không có khát vọng thì cũng bỏ. Khát vọng là thứ quan trọng nhất!". Tôi đồng ý!

Khi làm từ thiện, tôi ít khi tặng tiền tặng gạo, vì tôi đã nhìn thấy những gia đình càng lười biếng hơn, chỉ vật vờ đợi lĩnh tiền trợ cấp. Tôi tin rằng cách tốt nhất là hãy tìm và giúp những người có khát khao.

Và trợ giúp về giáo dục là cách gốc rễ nhất để chính họ thay đổi, rồi tự họ vượt qua đói nghèo. Và khi họ thành công, họ sẽ giúp lại những người trong cộng đồng, vì họ hiểu quê mình đang cần gì. Hoặc chí ít là họ nhóm lên ước mơ cho ai đó, dù chỉ là ước mơ bắt chước. Có ước mơ, sẽ có ý chí. Có ý chí, sẽ có con đường.


Giáo dục là cách gốc rễ nhất để giúp chính họ thay đổi, rồi tự họ vượt qua đói nghèo - (Ảnh minh họa)

Tôi sinh ra và lớn lên ở một huyện miền núi Thanh Hóa. Nhà tôi ở thị trấn của huyện, nhưng bố mẹ tôi và anh tôi làm việc với những xã miền núi vùng sâu vùng xa nghèo nhiều chục năm nay. Tôi thấy, dân miền núi rất nghèo, rất khổ, đói ăn và thiếu mặc, nhưng không ít người trong số họ khá lười lao động và tiêu xài hoang phí.

Rượu thì sáng - trưa - chiều - tối, rượu đựng vào can 2 lít, 5 lít, uống bằng bát, không uống trong ly đâu. Họ ngạc nhiên tại sao tụi thành phố ăn trắng mặc trơn lại hay làm việc tới 2, 3h sáng, tại sao nhiều khi làm quên cả ăn trưa, rồi thậm chí đói lả ra lúc 3h chiều. Tại sao rủ đi nhậu, rủ đi chơi thì khó khăn thế?

Từ Hà Nội về nhà, ngồi trên xe buýt, khi nào thấy bên đường nhiều nhiều thanh niên, đàn ông ngồi ở bậu cửa, thờ ơ nhìn ra đường, là biết sắp về tới quê tôi rồi đó!

Trong khi đó, quê nội tôi ở Ninh Bình, một vùng chiêm trũng thì lúc nào về tôi cũng thấy cô bác tôi đang làm việc. Họ thức dậy từ 4h sáng để nấu cơm rồi ăn sáng bằng cơm cho chắc dạ, và mang theo đồ ăn để ra đồng đi làm. Ra tới đồng trời còn tờ mờ tối. Ngoài trồng lúa, họ còn trồng khoai lang, khoai tây, lạc, vừng, dâu tằm… đất đai không để trống ngày nào.

Miền Trung cũng thế, khó sống hơn miền núi và miền Tây, đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, vậy mà họ vẫn vươn lên, và học và làm việc thì siêu giỏi.

Ở Israel tôi thấy còn khổ hơn nữa, họ hầu như không có đất, toàn là sỏi và đá, sa mạc, nước mưa vô cùng hiếm hoi, tiết kiệm từng gịot, vậy mà họ vẫn bắt sỏi đá trồng ra được rau xanh xuất khẩu đi khắp nơi. Đó là chưa kể những nghề đỉnh cao của họ như công nghệ, tài chính...

Người Israel coi mức độ thấp nhất của làm từ thiện là bố thí, còn mức độ cao nhất của làm từ thiện là giúp làm ăn, cho vay vốn và cùng nhau kinh doanh. Có lẽ thế nên là ngày họ càng giàu có, và giỏi giang hơn.


Hãy làm từ thiện cho những người có khát vọng - (Ảnh minh họa)

Tôi ủng hộ những chương trình của Cơm có thịt, xây trường học, để học sinh tới trường dễ dàng hơn, tôi ủng hộ chương trình nước sạch để họ có sức khỏe.

Tôi ủng hộ những chương trình về cải tạo giao thông. Tôi nghĩ, sẽ rất tốt khi họ được đi ra khỏi bản, khỏi lũy tre làng mình. Họ cần được giao lưu, đi chơi, đi tham quan, cần tới những vùng đất khác và nhìn thấy nơi khác họ sống như thế nào. Giao thông dễ dàng còn để buôn bán, để họ dám gửi con đi học xa…

Tôi ủng hộ chương trình Sách hóa nông thôn. Sách báo, tri thức, cái đó là họ thiếu nhất chứ không phải là gạo. Có sách, hôm nay không đọc thì mai đọc, người này không đọc thì người cần đọc sẽ đọc.

Tôi thích mô hình Sunflower Mission của cô Lê Duy Loan, xây trường và tặng học bổng cho học sinh nữ. Sau hơn 13 năm, SM đã xây được 144 lớp học và trao hơn 15,000 học bổng mà trong đó 388 em đã tốt nghiệp đại học. Chi phí vận hành của tổ chức là 0.83% trong 13 năm qua (nhiều tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ chi phí vận hành lên tới 20-30%).

Cô Duy Loan nói: "Giáo dục là chìa khóa giúp các em sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn có cơ hội vươn lên thoát nghèo và giúp đỡ những người kém may mắn hơn, không ai có thể cướp lấy kiến thức trong bộ não của em được".


Bà Lê Duy Loan, người sáng lập mô hình Sunflower Mission, xây trường và tặng học bổng cho học sinh nữ.

Cô ấy tặng học bổng cho các bé gái, vì cô thấy rằng nếu cho đàn ông tiền thì phần nhiều các ông sẽ đem đi đánh bạc hoặc rượu chè. Ngược lại, nếu cho tiền phụ nữ thì họ sẽ dùng tiền đó để chăm sóc, giúp đỡ gia đình. Nếu muốn thay đổi cả một thế hệ, tốt nhất là nên đầu tư cho các bé gái.

Và còn rất nhiều chương trình khác nữa...

Tóm lại, trừ những đợt như thiên tai, địch họa, cần phải có những sự cứu trợ KHẨN CẤP và TỨC THÌ, thì tôi ủng hộ hơn những dự án dài hơi, tập trung vào GIÁO DỤC, và tập trung vào những cá nhân CÓ Ý CHÍ, có khát vọng thay đổi.

Rồi họ sẽ tự làm ra tiền và gạo, theo cách BỀN VỮNG và thấu hiểu nhất với địa phương.

Dự án "Cơm Có Thịt" của Quỹ Trò Nghèo Vùng Cao do nhà báo Trần Đăng Tuấn điều hành, hoạt động phi lợi nhuận từ năm 2011 với mục tiêu nâng cao chất lượng sống cho trẻ em nghèo vùng cao Việt Nam thông qua các hoạt động như hỗ trợ bữa ăn tại lớp nhiều dinh dưỡng hơn, có quần áo ấm, ủng, đồ dùng học tập, sách truyện, thuốc chữa bệnh, ký túc xá, phòng học... và nhiều trợ giúp thiết thực khác. Thay vì chỉ quyên góp vật phẩm, những cuốn lịch Cơm Có Thịt đẹp đẽ và xinh xắn - với chính hình ảnh cảnh sắc và các em bé vùng cao - đến với bao người mỗi dịp cuối năm, như là 1 cách để Quỹ có thêm nguồn tiền, và giúp các em có thêm những phòng học mới, những cuốn sách quyển vở mới.


Hình ảnh bình dị nhưng rất xúc động khi nhà báo Trần Đăng Tuấn tham gia hoạt động từ thiện giúp các trẻ em vùng cao.

Mô hình Sunflower Mission (SM) của bà Lê Duy Loan (SN 1962, 1 diễn giả gốc Việt nổi tiếng tại Mỹ) cũng được xem là một sự trợ giúp sáng tạo, hiệu quả.

Đây là một tổ chức từ thiện phi chính phủ được bà thành lập vào năm 2002, đóng góp xây dựng trên 100 phòng học tại các huyện vùng sâu của các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Phú Yên. Tâm huyết của cô Loan là giúp thế hệ trẻ Việt Nam vươn lên bằng tri thức.

Sau hơn 13 năm, SM đã xây được 144 lớp học và trao hơn 15.000 học bổng mà trong đó 388 em đã tốt nghiệp đại học. Cô Duy Loan nói: "Giáo dục là chìa khóa giúp các em sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn có cơ hội vươn lên thoát nghèo và giúp đỡ những người kém may mắn hơn, không ai có thể cướp lấy kiến thức trong bộ não của em được".

Xem thêm những bài viết khác:
Share on Google Plus

About Duy Nguyen

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét