Thiet ke web

Sốc với kế hoạch ghép đầu người này vào thân người khác

Ý tưởng ghép đầu một bệnh nhân liệt toàn thân với cơ thể được hiến tặng của một bác sĩ Trung Quốc hiện đang vấp phải sự phản đối từ dư luận.

Cấy ghép nội tạng vốn là một chuyện hoàn toàn bình thường trong nền y học hiện đại. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này lại lạm dụng sự phát triển của khoa học để thực hiện những thí nghiệm trái với đạo đức. Và mới đây nhất, mọi chuyện đã đi quá giới hạn đạo đức khi một bác sĩ công bố kế hoạch ghép đầu người cho một người ông bị liệt.

Người sắp tham gia cuộc phẫu thuật này là ông Wang Huanming bị liệt toàn thân sau khi gặp chấn thương trong một cuộc đấu vật với bạn vào sáu năm trước, tại thành phố Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc. Người công nhân 62 tuổi này là một trong số ít những người tình nguyện tham gia vào chương trình cấy ghép toàn bộ cơ thể cho một bệnh viện thuộc thành phố Cáp Nhĩ Tân.

Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình Ren Xiaoping của Bệnh viện Y khoa Cáp Nhĩ Tân là người đề xuất phương pháp này. Ông cũng là người đã góp công trong ca ghép tay đầu tiên năm 1999 tại Mỹ. Hiện ông đang xây dựng một đội ngũ nghiên cứu và sẵn sàng thử ngay việc phẫu thuật này ngay khi việc nghiên cứu hoàn tất.


Hiện ông Ren đang xây dựng một đội ngũ nghiên cứu và sẵn sàng thử ngay việc phẫu thuật này ngay khi việc nghiên cứu hoàn tất. (Ảnh: Internet)

Theo Ren, ông sẽ lấy phần đầu từ hai cơ thể, kết nối các mạnh máu từ cơ thể người hiến tặng với đầu của người nhận, sau đó chèn một tấm kim loại để cố định phần cổ mới, mút thần kinh tuỷ sống sẽ được ngâm trong một dung dịch đặc biệt để hỗ trợ quá trình tái tạo và cuối cùng khâu da lại. 

Kế hoạch này đã vấp phải sự tranh cãi dữ dội bởi nó đã đi quá giới hạn đạo đức. (Ảnh: Internet)

Trước đó, giáo sư Ren đã thử nghiệm việc cấy ghép đầu trên cơ thể những con chuột nhưng chúng chỉ sống được trong một ngày sau khi phẫu thuật. Ông nói rằng ông cũng đã thử nghiệm trên tử thi người nhưng từ chối việc cung cấp thêm thông tin.

Thí nghiệm ghép đầu chuột không thành của vị bác sĩ. (Ảnh: Internet)

Ông khẳng định sẽ không chùn bước và ca phẫu thuật sẽ diễn ra "khi chúng tôi sẵn sàng". Ông cũng hy vọng nghiên cứu sẽ giúp được rất nhiều người liệt toàn thân hay gặp những bệnh khiến cơ thể họ không hoạt động bình thường.

Mặc dù có xảy ra hay chưa, kế hoạch này đã hứng chịu nhiều sự chỉ trích cực kì gay gắt từ các chuyên gia y học đầu ngành. Theo lời giáo sư y họcJames L. Bernat tại Đại học Darthmouth, Mỹ, “Đây là một hành động ấu trĩ và cực kì nguy hiểm”.

Trong một buổi phỏng vấn hồi tháng 11/2015, Huang Jiefu, cựu thứ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc, cho biết “Cột sống bị cắt ra thì dây thần kinh không thể nối liền lại được, việc này là hoàn toàn bất khả thi về mặt khoa học”. Ông còn phẫn nộ nói thêm đây thậm chí là việc bất khả thi về mặt đạo đức, vì làm sao mà có thể chặt đầu một người vào cơ thể của một người khác được.

Việc cấy ghép đầu người là bất khả thi cả về nhân đạo lẫn khoa học. (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, một vài nhà nghiên cứu tại Trung Quốc khác cũng tỏ quan ngại khi càng có nhiều người có ấn tượng xấu với các bác sĩ, học giả Trung Quốc, rằng họ là những con người làm việc không có giới hạn, điển hình như kế hoạch kinh dị của bác sĩ Ren kia.

Song, cấy ghép đầu người không hẳn hoàn toàn bất khả thi. Theo như lời tiến sĩ Abraham Shaked tại Viện Nghiên cứu Penn, thuộc Đại học Pennsylvania, có thể bảo quản não người bệnh và cơ thể của người hiến trước khi ghép. Tuy nhiên ông cũng nói việc gắn hệ thần kinh giữa đầu và xương sống cơ thể là không thể.

“Tôi sẽ gọi cố gắng của bác sỹ Ren là ngu ngốc hơn là điên rồ. Điên rồ có nghĩa là có thể nó sẽ thực hiện được. Còn ngu ngốc có nghĩa là ông ta không nên làm vậy”.

Bác sỹ Ren thừa nhận rằng việc này sẽ cực kì khó khăn. “Tôi đã làm nghề y tại Trung Quốc cũng như tại nước ngoài đã 30 năm. Tôi đã thực hiện nhiều ca phẫu thuật cực kì phức tạo. Nhưng với ca này, thì không có gì có thể so sánh được cả”.

Mặc dù vậy, ông vẫn tin tưởng đây là tính mạng con người. Và đã là tính mạng con người thì đó mới chính là trọng tâm của chuẩn mực đạo đức.

Bác sĩ Ren thừa nhận nỗ lực gắn đầu của một người với một cơ thể mới sẽ là vô cùng khó khăn. (Ảnh: Internet)

Dù ca phẫu thuật của bác sỹ Ren có được phê duyệt hay không, thì suốt ba năm qua gia đình của ông Wang chỉ còn biết từng ngày níu giữ mạng sống cho ông. Ngày trước, vợ và con gái của ông đã phải tự tay bơm oxy vào phổi để giúp ông níu giữ lấy sự sống. Đến bây giờ tuy họ đã được hiến tặng một máy bơm oxy tự động nhưng chi phí bữa bệnh của ông Wang đã làm toàn bộ tài sản trong nhà tiêu tán. “Ông ấy không thể sống, mà cũng không thể chết. Một cuộc phẫu thuật tưởng chừng như bất khả thi có thể sẽ cứu được chúng tôi”, bà Wang nói trong nước mắt.

Trên thực tế, bác sĩ Ren không phải là người duy nhất thực hiện điều này. Năm 2015, nhà giải phẫu học thần kinh người Ý, Sergio Canavero, tuyên bố có thể thực hiện ca cấy ghép đầu người đầu tiên trên thế giới, dự tính tiến hành năm 2017. Người tham gia là anh Valery Spiridonov, một kỹ sư máy tính 30 tuổi người Nga mắc phải căn bệnh teo cơ hiếm gặp khiến anh phải ngồi xe lăn cả đời.

Anh Valery Spiridonov sẽ tham gia cuộc phẫu thuật ghép đầu người "thế kỉ" vào năm sau. (Ảnh: Internet)

Bác sĩ Sergio sẽ sử dụng là một chất keo là polyethylene glycol dùng để nối hai đầu tủy sống giữa đầu người ghép và cơ thể hiến tặng. Các mạch máu và dây thần kinh cũng sẽ được nối lại với nhau. Sau đó người bệnh sẽ được đặt trong trạng thái hôn mê kéo dài 4 tuần, nhằm giúp các phần ghép nối có thời gian hồi phục. Một loại thuốc ức chế rất mạnh sẽ được sử dụng để hệ thống miễn dịch của cơ thể không đào thải các bộ phận mới.

Chân dung bác sĩ gây sốc Sergio. (Ảnh: Internet)

Cả tiến sĩ Sergio và Valery đều tin tưởng vào ca phẫu thuật này trong khi nhiều người chỉ trích vị tiến sĩ đã quá đơn giản hóa việc ghép tủy sống của hai người khác nhau.

Trong lịch sử ngành y học cũng chưa từng ghi nhận có ca phẫu thuật ghép đầu nào thành công ngay cả trên động vật. Trước đó, tiến sĩ Robert Whiteđã tiến hành ca phẫu thuật ghép đầu khỉ vào cơ thể của một con khỉ khác tại trường Đại học Y Case Western Reserve vào năm 1970. Tuy nhiên con khỉ sau đó đã chết vì hệ thống miễn dịch của cơ thể mới tự loại bỏ chiếc đầu được ghép.
Share on Google Plus

About Duy Nguyen

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét