Thời điểm ăn sáng của nhiều người “tùm lum”
Thực tế, có rất nhiều người vì công việc phải dậy sớm nên ăn sáng quá sớm. Như bà Mai, 52 tuổi ở phố chợ Khâm Thiên là một ví dụ. Do phải dọn hàng ra chợ sớm nên cứ 4 giờ sáng mỗi ngày, bà đã trở dậy sửa soạn và chuẩn bị.
Sau khi chuẩn bị xong, bà lại bắt đầu ăn sáng luôn. Vì ra đến chợ, bà sẽ luôn chân luôn tay cho đến tận trưa và không có thời gian ăn sáng. Thời kỳ đầu mới bán hàng, vì phải ăn sáng sớm nên bà không muốn ăn và không thể nuốt được. Tuy nhiên, nếu không ăn sáng sớm, bà sẽ bị đói. Do đó, bà vẫn phải cố ăn sáng rồi mới dọn hàng ra chợ.
Thực tế, có rất nhiều người vì công việc phải dậy sớm nên ăn sáng quá sớm. Ảnh minh họa. |
Trái ngược với hoàn cảnh kể trên là anh Hùng, 28 tuổi. Vì công việc là một lập trình viên nên ảnh thường có thói quen thức khuya. Bởi thế, sáng nào cũng rất muộn anh mới trở dậy. Có lúc anh dậy đã là gần 10 sáng và lúc này anh mới đến công ty.
Sau khi vệ sinh cá nhân xong, anh mới bắt đầu ăn sáng. Không hôm nào việc ăn sáng của anh lại kém 9h30 sáng. Bản thân anh cũng cho rằng, bữa sáng là bữa khá tự do. Thậm chí có hôm, anh còn ăn ngay sát bữa ăn trưa.
Có hôm ăn sáng sát giờ ăn trưa, anh còn nhịn luôn bữa trưa. Bởi vì ăn sáng quá muộn khiến anh mất cảm giác ngon miệng trong bữa trưa. Và cứ thế, dường như anh bị rối loạn hoạt động của đồng hồ sinh học đã được định sẵn trong cơ thể nên mọi bữa ăn của anh tùm lum và tự do không theo nguyên tắc nào.
Thời điểm “chuẩn” ăn bữa sáng?
Theo nhiều nghiên cứu từng công bố trước đó, thời gian lý tưởng cho bữa sáng là vào khoảng thời gian từ 7 - 8 giờ và sau khi ngủ dậy từ 20 - 30 phút. Bữa sáng nên cách bữa trưa phải ít nhất từ 4 - 5 tiếng.
Nguyên nhân cần phải ăn sáng thời điểm này vì đây là lúc ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất. Bởi thế thời điểm này cần phải ăn sáng với nhiều thực phẩm giàu dưỡng chất để ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng tối ưu. Cho bạn cơ thể khỏa mạnh.
Thực tế, việc ăn sáng quá sớm ngay sau khi thức dậy sẽ làm ảnh hưởng tới thời gian nghỉ ngơi của dạ dày và hệ tiêu hoá, từ đó làm giảm khả năng nhu động của ruột trong việc tiêu hoá thức ăn Ngược lại ăn sáng quá muộn lại làm bạn mất cảm giác ngon miệng trong bữa trưa và làm rối loạn hoạt động của đồng hồ sinh học đã được định sẵn trong cơ thể.
Thời gian lý tưởng cho bữa sáng là vào khoảng thời gian từ 7 - 8 giờ và sau khi ngủ dậy từ 20 - 30 phút. Ảnh minh họa.
Ngoài ra, để đảm bảo việc cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể để bắt đầu một ngày mới, nên bổ sung các nhóm thực phẩm dưới đây cho bữa ăn sáng:
- Các thực phẩm giàu prôtein: trứng gà, sữa bò, sữa đậu nành, bánh mỳ, bánh bao, lạp xưởng, xúc xích…
- Các thực phẩm giàu vitamin C: nước ép hoa quả, rau xanh…
- Các thực phẩm chứa nhiều nước: cháo, sữa…
0 nhận xét:
Đăng nhận xét