Hôm nay buổi học AutoCAD sơ khai với những lệnh rất cơ bản. Chúng ta cùng bắt đầu nào.
Lưu ý : Ở cuối mỗi bài có thể có bài tập các bạn để ý và làm theo.
1. Bắt đầu với lệnh L (line) – Lệnh vẽ đường thẳng. ( Mục tiêu là vẽ 1 tam giác cho trước góc và cạnh ).
Ta gõ : L nhấn Enter hay phím Cách.
Lệnh cơ bản vẽ đường thẳng, hình chữ nhật, đường tròn và mở rộng lệnh |
Chọn điểm đầu tiên, sau đó Ta kéo theo phương ngang gõ 500 ( là đơn vị bản vẽ, ta đặt là mm theo bài hôm trước) sau đó nhấn Enter hay Cách. ( Mình quen dùng dấu cách). Lưu ý bạn nào mà kéo sang ngang không thẳng thì bấm F8 1 lần. ( Lưu ý nếu bạn không Zoom to hay nhỏ hình được thì bạn gõ lệnh Z Enter A Enter, hoặc re Enter. Mình sẽ phóng to thu nhỏ bản vẽ bình thường .)
Ta kéo chuột chếch lên phía trên khoảng 45 độ, gõ 500 , gõ tiếp Tab điền 45 độ như hình dưới rồi Enter hay Cách.
Cuối cùng kích chọn vào điểm cuối ta được tam giác cần vẽ.
Với Tam giác vuông làm như sau , vẽ đoạn thẳng theo phương ngang 500, rồi F8 cho nó thẳng đứng sau đó vẽ tiếp đoạn 500 và kết thúc.
Được hình như sau.
Các bạn có để ý khi ta gõ lệnh L thì hình sẽ gồm nhiều đoạn thẳng rời rạc, vậy nếu muốn tam giác là 1 đường thẳng liền thì ta làm thế nào ? Đơn giản là ta sẽ dùng 1 lệnh khác.
2. Đó là lệnh Pl ( polyline) có tác dụng tạo các đường thẳng nối liền nhau. Ta gõ pl rùi Enter, chọn điểm đầu kéo theo phương ngang sang trái 500.
Kéo lên 500 và chọn điểm kết thúc. ( Lưu ý ở đây mình có thể kết thúc bằng cách gõ: C ( close) để tạo hình kín.)
Cuối cùng ta gõ C Enter để đường polyline là đường liền.
Đây là thành quả các bạn đã làm.
3. Nào chúng ta tiếp tục với hình chữ nhật hay hình vuông nhé.( Đây là lệnh vẽ hình vuông và nó có phần tính năng mở rộng các bạn chú ý theo dõi.)
Ta sẽ gõ lệnh : Rec ( rectang) Enter. Chọn điểm đầu tiên.
Chọn điểm thứ 2 của hình chữ nhật. nhưng thay vào chọn điểm thứ 2, mình sẽ gõ 500 sau đó nhấn Tab hay dấu “,” gõ tiếp 200 sẽ như hình dưới. ( Mục đích vẽ hình chữ nhật dài 500 và rộng 200. ) Ta được hình sau.
Các bạn có để ý phía dưới có thêm 1 số thuộc tính Chamfer/Elevation/Fillet/Thicknet/With. Chúng ta chỉ học những lệnh mở rộng hay dùng.
Chamfer : là lệnh dùng để vát góc của hình theo 2 phương. Đầu tiên gõ REC sau đó ta sẽ gõ luôn C .
Sẽ hiện ra bảng điền kích thước mình chọn D gõ Enter rùi điền 20 , 20 là vát góc 20×20 đơn vị.
Kết quả hiện như sau.
Fillet là lệnh bo tròn góc cạnh hình vuông hình chữ nhật bằng đường cong. Đầu tiên mình cũng gõ rec , gõ luôn phím F (f) sau đó gõ R điền bán kính đường cong vào, ở đây mình bo góc hình chữ nhật với bán kính 20 đơn vị. Nên mình gõ 20 rùi Enter.
Và đây là kết quả các bạn sẽ thực hiện được. Hình chữ nhật bo góc nhìn khá đẹp phải không.
Để hình chữ nhật trở về trạng thái bình thường các bạn để D hoặc R bằng 0 nhé.
Tiếp đến là thuộc tính Width bề dày đường nét. Ta thực hiện lệnh như sau : Gõ Rec rồi gõ luôn W rồi điền 2 ( ở đây 2 là dày 2 đơn vị ).
Kết quả sẽ như hình dưới. Khá đẹp phải không.
4. Lệnh C vẽ đường tròn và các cách vẽ với thuộc tính mở rộng. Có rất nhiều cách vẽ đường tròn theo điều kiện cho trước, bấy giờ ta đi vào từng loại cụ thể.
– Vẽ đường tròn biết trước bán kính R. Đầu tiên ta gõ C Enter chọn 1 điểm đầu, ghi bán kính sau đó Enter ta được hình sau.
– Vẽ đường tròn khi biết trước đường kính. Gõ C enter, rồi D Enter, tiếp tục nhập đường kính vào, Enter lần nữa để kết thúc.
– Vẽ đường tròn khi biết 3 điểm cho trước. Gõ C Enter rồi 3P Enter, chọn vào 3 điểm đã cho trước.
Đây là kết quả sau khi thực hiện.
– Vẽ đường tròn khi biết trước 2 điểm. gõ C Enter, 2p Enter.
Chọn điểm thứ 1 chọn điểm thứ 2, Enter. Ta được hình sau.
– Vẽ đường tròn khi biết trước 2 cạnh tiếp xúc và bán kính. Gõ C Enter, TTR Enter.
Chọn bán kính đường tròn, ở đây vẽ R = 150, nên gõ 150 Enter sau đó chọn điểm tiếp xúc với cạnh thứ 1, tiếp tục điểm thứ 2 với cạnh còn lại, Enter ( Nhớ bật truy bắt điểm gõ Se vào cài đặt nhé. Bạn nào không nhớ thì tham khảo bài này.)
Cuối cùng ta được hình sau.
Và đây là kết quả các bạn đã thực hiện việc vẽ đường tròn theo nhiều cách khác nhau.
Dưới đây là bài tập các bạn cố gắng làm nhé.
Dưới đây là File mẫu bài tập trên.
Bài tập 2 theo đường link này: Bài tập 2
Bạn có thể xem thêm Bài 1. Thiết lập thông số cơ bản AutoCAD dành cho người mới
0 nhận xét:
Đăng nhận xét